Tượng gỗ con chó Tài Lộc tượng Đức mẹ Maria tượng di lặc tượng di lặc tượng quan thế âm bồ tát tượng cá rồng tượng cóc thiềm thừ tượng con rắn tượng con trâu Kiếm gỗ phong thủy K33 - kiểu kiếm cổ Việt Nam Kiếm gỗ Phong Thủy K32 - Mộc Long Tuyền Kiếm Tượng phật bà Quan Âm bẳng gỗ đẹp 02 Đao gỗ Phong Thủy giá rẻ K31 Tượng cóc ngậm tiền bằng gỗ mini giá rẻ nhất Tượng cặp Tiểu Đồng chúc phúc gỗ Bách Xanh Tượng phật bà Quan Âm bẳng gỗ đẹp 01 Bàn cờ tướng bằng gỗ Gụ đep 27 Bàn cờ tướng gỗ Gụ đẹp 26 Đao gỗ phong thủy đẹp - Hổ đao gỗ Gụ Bàn cờ tướng bằng gỗ đẹp 20

Đang truy cập: 28
Trong ngày: 957
Trong tuần: 6646
Lượt truy cập: 2417679

Giới thiệu cụm làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê)

Làng ghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê), thuộc xã Phù Khê ( Phù Khê – T.X Từ Sơn – T.P Bắc Ninh) nằm cách Hà Nội 20Km về hướng Nam. Theo các bậc trưởng lão thì làng được thành lập từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thịnh vượng đến đời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Khi đó nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách rất lớn, nghệ nhân tài giỏi từ các nơi tập trung về Phù Khê rất đông, dần hình thành nên ngôi làng chạm khắc có tiếng đến ngày nay.

Người thợ đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê đang chạm rồng

Ngày xưa rồng được chạm trong cung điện, lăng tẩm của vua, tượng trưng cho quyền lực tối cao, sau này rồng còn được chạm khắc trong nhiều đình, miếu và cả đồ thờ cúng tổ tiên. Có thể nói từ Bắc chí Nam, từ kinh đô Thăng Long cho đến kinh đô Huế đều có bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Phù Khê. Triều đình có nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách nên đã tuyển chọn những nghệ nhân tài hoa Phù Khê về chạm khắc rồng trong cung điện, lăng tẩm của vua, tượng trưng cho quyền lực tối cao, sau này rồng còn được chạm khắc trong nhiều đình, miếu và cả đồ thờ cúng tổ tiên.

 Theo các nhà nghiên cứu, đỉnh cao của nghệ thuật chạm rồng được chia thành 3 thời kỳ gắn với 3 triều đại phong kiến tiêu biểu: Con rồng thời Lý khỏe mạnh, đầu nhọn hơi uốn khúc. Ở thời kỳ này, con rồng được tưởng tượng ra từ con rắn, có thế mạnh mẽ của rắn thần. Con rồng thời Trần phát triển từ con rồng thời Lý, có thêm tóc bờm, sừng có vây... và các thế uốn lượn linh hoạt. Đến con rồng thời Nguyễn lại là sự tổng hợp của hai con rồng trước nên oai linh, uyển chuyển hơn với nhiều thế ẩn hiện trong mây gió. Ở thời kỳ nào, triều đại nào cũng có người thợ chạm Phù Khê vác chàng đục đi khắp nơi để lại dấu ấn rồng thiêng.

Truyền rằng tổ nghề mộc là ông Lỗ Ban và từ xưa đến nay nhân dân vẫn giữ tục thờ Tổ nghề. Hàng năm trước ngày 7 tháng Giêng, Ban Quan Khánh Phường Thợ đã họp bàn để chuẩn bị cho công việc tế lễ . Lễ vật gồm: xôi, gà, rượu, hoa quả, hương đăng. Tất cả các gia đình người thợ trong phường thợ đều phải có trách nhiệm đóng góp. Vào ngày 7, Ban Quan Khánh Phường Thợ có trách nhiệm tế lễ Tổ nghề. Tục thờ cúng Tổ nghề của người thợ Phù Khê không những biết ơn người đã dạy nghề, mà còn củng cố mối đoàn kết cộng đồng, động viên nhau giữ vững và phát triển nghề trên con đường mưu sinh. Cách truyền nghề ở Phù Khê là “ Cha truyền con nối” từ đời này sang đời khác và đã có nhiều thế hệ nghệ nhân, thợ lành nghề nổi tiếng trong nước và nước ngoài.

Nghề mộc Phù Khê không những có từ lâu đời mà còn đa dạng phong phú đạt đến trình độ tinh xảo, nghệ thuật: Từ việc dựng nhà ở, làm đình chùa, làm đồ gia dụng, làm đồ thờ tự cho đến sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật như: Tượng, tranh với nhiều thể loại và đề tài. Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII, XVIII) nghề mộc chạm khắc của Phù Khê phát triển mạnh mẽ và còn để lại những công trình nổi tiếng như: Đình Đình Bảng, đình Diềm, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, chùa Vĩnh Nghiêm…Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và thời kỳ “hợp tác hoá” của thế kỷ trước, nghề mộc chạm khắc của Phù Khê có bị trùng xuống. Song bước vào thời kỳ đất nước đổi mới từ những năm 1990 đến nay, thì nghề mộc chạm khắc Phù Khê đã phát triển rực rỡ. Sản phẩm không những được khách hàng cả nước ưa chuộng, mà còn được xuất khẩu nhiều sang các nước bạn bè quốc tế.

Qua ngàn năm lưu truyền, giữ gìn và phát triển, tác phẩm chạm khắc của người Phù Khê không chỉ hiện diện trong những công trình kiến trúc Việt Nam, trên bàn thờ tổ tiên người Việt mà đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) còn rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhất là hình tượng con rồng qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân còn chiếm được cảm tình của người Trung Quốc khó tính.
Người dân Phù Khê nhờ có nghề chạm khắc gỗ không chỉ tạo kinh tế phát triển mà còn thu hút được sức lao động tại chỗ. Nghề chạm rồng, làm đồ mỹ nghệ ở Phù Khê luôn được khuyến khích phát triển. Các nghệ nhân nơi đây sẵn sàng truyền nghề cho tất cả những ai có tâm huyết với nghề này. Trong đó phải kể tới nghệ nhân Nguyễn Kim vì có nhiều công sức vực dậy và đưa nghề chạm rồng Phù Khê thăng hoa, phát triển.Ông Kim mầy mò đi khắp nơi, sang Trung Quốc học hỏi trở về truyền dạy cho hàng trăm học trò thành tài đam mê nghề Tổ chạm rồng. Nhờ việc đầu tư, tìm kiếm thị trường, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng mà sản phẩm mỹ nghệ Phù Khê rất ăn khách.

Sự phát triển mạnh mẽ của đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) còn lan rộng sang các địa phương khác như Đồng Kỵ, Đồng Hương, Mai Động, Liên Hà, Vân Hà,... thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Từ Sơn nói riêng và Bắc Ninh nói chung. Đến nay, thị trường sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) đã trải rộng khắp mọi miền đất nước và được nhiều nước trên thế giới biết đến. Cùng với việc gìn giữ, để lại những giá trị văn hóa lâu dài trên quê hương, đất nước, những người thợ chạm Phù Khê đang thiết thực làm giàu hơn, đẹp hơn quê hương của họ. Con rồng người thợ Phù Khê chạm khắc trên gỗ nay đã và đang trở thành con rồng hiện hữu, biểu tượng cho sự giàu có, trù phú của một vùng quê. Từ những khúc gỗ sần sùi, thô ráp được người dân Phù Khê đục, tỉa, gọt, nạo để tạo ra những sản phẩm đồ gỗ mỹ đẹp mê hồn.

Theo thống kê, toàn xã có hơn 80% dân số địa phương tham gia phát triển kinh tế từ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề truyền thống, chúng tôi thường xuyên quan tâm tạo điều kiện về thủ tục giúp nhân dân vay vốn từ các Ngân hàng, tổ chức tín dụng hàng chục tỷ đồng thông qua các Hội Nông dân, Phụ nữ… giúp các hội viên có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng mẫu mã sản 

...................................................................................

Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Tinh hoa nghệ thuật gỗ cổ truyền
- Chuyên sản xuất và nhận đặt hàng đồ gỗ theo yêu cầu khách hàng.
- Cung cấp sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ số lượng lớn cho công ty, cửa hàng nội thất với giá rẻ.
- Thi công các công trình, thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
- Vận chuyển hàng toàn quốc, xuất hóa đơn VAT theo yêu cầu.

Đại diện: Anh Nguyễn Văn Đan         Di động: 09.373.567.97
Địa chỉ: Xóm Giữa - Nghĩa Lập - Phù Khê - Từ Sơn - Bắc Ninh
Email: dogomynghephukhe@gmail.com 
Yahoo: dogomynghephukhe
Skype: dogomynghephukhe
Website: www.dogomynghephukhe.com
Facebook: https://www.facebook.com/dogomynghephukhe

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
07-11-2021 19:06:30 phan van ngan / 0935135909

đặc làm tượng gỗ bán thân chân dung của tôi,tỷ lệ 1/1

Trả lời

 
02-03-2014 23:08:33 09373567

em nguoi bac giang.e moi sang tao tu may duc mong vuong. bay gio may duc mong vuong co the chinh mat ban thanh duc chieng.co thuoc va kim chi do chinh xac.rat phu hop voi lang nghe. dan lang se k pai thay the may bao thuong thanh may bao chieng, tiet kiem nhieu chi phi,lai duc rat nhanh va chinh xac, gia ban 4tr dong. mat ban 1m. ai mua lien he  0963634870

Trả lời

15-08-2014 09:17:20 nam

bla bla

Trả lời