Tượng gỗ con chó Tài Lộc tượng Đức mẹ Maria tượng di lặc tượng di lặc tượng quan thế âm bồ tát tượng cá rồng tượng cóc thiềm thừ tượng con rắn tượng con trâu Kiếm gỗ phong thủy K33 - kiểu kiếm cổ Việt Nam Kiếm gỗ Phong Thủy K32 - Mộc Long Tuyền Kiếm Tượng phật bà Quan Âm bẳng gỗ đẹp 02 Đao gỗ Phong Thủy giá rẻ K31 Tượng cóc ngậm tiền bằng gỗ mini giá rẻ nhất Tượng cặp Tiểu Đồng chúc phúc gỗ Bách Xanh Tượng phật bà Quan Âm bẳng gỗ đẹp 01 Bàn cờ tướng bằng gỗ Gụ đep 27 Bàn cờ tướng gỗ Gụ đẹp 26 Đao gỗ phong thủy đẹp - Hổ đao gỗ Gụ Bàn cờ tướng bằng gỗ đẹp 20

Đang truy cập: 23
Trong ngày: 887
Trong tuần: 6499
Lượt truy cập: 2434667

Sự phát triển mạnh mẽ của đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) còn lan rộng sang các địa phương khác như Đồng Kỵ, Đồng Hương, Mai Động, Liên Hà, Vân Hà,... thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Từ Sơn nói riêng và Bắc Ninh nói chung.  Đến nay, thị trường sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) đã trải rộng khắp mọi miền đất nước và được nhiều nước trên thế giới biết đến.Theo các bậc nghệ nhân, thợ giỏi của xã Phù Khê cho biết thì nghề mộc ở đây có toàn bộ quy trình sản xuất như sau:

-Về nguyên liệu:

Nguyên liệu chính để sản xuất là gỗ tự nhiên xưa như: Đinh, lim, sến, táu, lát, mun; nay gỗ tự nhiên hiếm nên chủ yếu là các loại như hương, trắc, gụ, được các lái buôn mang về tận chợ làng bán cho các gia đình thợ mộc. Chợ gỗ Phù Khê sầm uất, hàng ngày vào buổi sáng đông nghịt kẻ mua người bán.

-Về công cụ sản xuất:

Công cụ sản xuất nghề mộc chạm khắc Phù Khê có đến hàng trăm loại do người thợ trong quá trình phát triển nghề đã sáng tạo ra như sau:

+ Cưa gồm có (cưa xẻ, cưa dọc, cưa con, cưa cò, cưa vanh)

+ Đục gồm có (đục xén còn gọi là bạt, đục vuông cờ từ 1.5 ly đến 5 ly).

+ Bào gồm có (bào thẩm, bào soi, bào ngang, bào héo, bào cọ, bào nhỡ, bào khẩu, bào toán, bào rãnh)

+ Đục móng gồm có (đục móng hũm, đục móng doãng, đục móng thói

+ Chàng gồm có (chàng cân, chàng lệch, chàng tách, chàng tỉa)

+ Nạo gồm có (nạo ngang, nạo dọc, nạo héo, nạo chếch)

+ Búa gồm có (búa tạ, búa con, búa nhổ đinh)

+ Thước thợ gồm có ( thước thẳng, thước vuông, thước chữ đinh)

Đó còn là: ga xẻ, cầu bào, dùi đục, dây lấy mực (còn gọi là ống mực) vồ (còn gọi là sâm), rìu, đá mài (đá mài giáp, đá mài màu).

Ngày nay, ngoài những công cụ thủ công dùng tay trên, người thợ Phù Khê đã sáng tạo và sắm sửa hàng hoạt những công cụ hiện đại chạy bằng điện như: Máy xẻ CD, Máy cưa vanh, cưa xích, cưa đĩa, Máy bào đa năng,máy bào tay, máy bào góc, Máy khoan, Máy trà, Máy soi, Máy lu làm nhẵn, máy bo định hình, Máy long lỗ, Máy lấy nền, Máy đục lỗ, Máy đục khoan, Máy tiện, Máy soọc, Máy rung đánh giấy giáp, Máy quay giấy giáp

- Về quy trình sản xuất:

Đầu tiên người thợ Cả phải có ý tưởng về đồ vật mình định sản xuất ra và phải thể hiện bằng bản vẽ (gọi là tạo mẫu sản phẩm), tiếp theo phải chọn  loại gỗ cho phù hợp với đồ vật định làm ra, lấy mực, rồi cho thợ  xẻ ra thành từng tấm gỗ có độ dày mỏng khác nhau

Công đoạn tiếp theo là giao cho thợ Ngang pha gỗ như ( cưa, cắt, đục, bào) và lắp ghá thành hình dáng sản phẩm:  Ví dụ như hình 1 cái tủ, hay 1 cái giường, hay 1 bộ bàn ghế . Nếu trong sản phẩm có bộ phận của chạm khắc hay tiện thì lại giao thợ Chạm khắc hay tiện thực hiện .

Tiếp đến  người thợ Ngang và thợ Chạm cùng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào lau, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng (cồn, keo, sơn). Công đoạn cuối cùng giao cho thợ Nguội làm đẹp sản phẩm như: đánh giấy giáp, đánh véc ni hay phun sơn.

Trong cả quy trình sản xuất trên, công đoạn của thợ Ngang tạo ra hình dáng sản phẩm mang tính thực dụng, còn người thợ Chạm khắc lại đòi hỏi tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao. Công đoạn của người thợ Chạm cũng có nhiều bước như: đầu tiên phải có ý tưởng tạo mẫu hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa ,“tứ quý” là hình hảnh của các cây Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Tiếp đến  người thợ chạm khắc phải dựng hình  tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong , chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc. Dưới bàn tay chạm của người thợ Phù Khê người ta từng được chiêm ngưỡng những mảng chạm khắc với cảnh “rồng bay, phượng múa” của thế giới thần tiên,  cho đến những cảnh sinh hoạt bình dị yên ả của dân gian …

Tóm tắt quy trình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê):

1. Chuẩn bị nguyên liệu:

 Nhập gỗ nguyên liệu - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

Xẻ nhỏ theo kích thước sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khệ 

2. Pha gỗ tạo hình sản phẩm theo mẫu

 

Pha gỗ theo hình dạng sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

3. Tạo hình sản phẩm:

Pha gỗ theo hình dạng sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

4. Chạm khắc theo mẫu sản phẩm

chạm khắc theo mẫu sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

5. Ghép ván thánh hình sản phẩm

Ghép gỗ thành sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

6. Trà nhám đánh bóng sản phẩm:

Trà nhám đánh bóng sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

7. Phun sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm

Phun sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

8. Chuyển hàng toàn quốc và quốc tế

Chuyển hàng toàn quốc và quốc tế - - Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê

- Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ:

 Từ xưa đến nay, sản phẩm của nghề thủ công mộc chạm khắc Phù Khê vô cùng phong phú đa dạng và nổi tiếng: từ những công trình kiến trúc nhà ở dân dụng,  tín ngưỡng tôn giáo là đền đình chùa,  đồ thờ tự ( ngai, kiệu, hương án, hoành phi câu đối), đồ gia dụng (bàn, ghế, rường, tủ); cho đến những sản phẩm mỹ nghệ (tranh, tượng). Ví như đối với đồ gia dụng là “bàn ghế” gồm có ( bàn ghế phòng khách, phòng ăn, văn phòng, rồng, quốc triện, quốc đào, quốc lân, như ý…) . Tủ thì có ( tủ đứng, tủ buồng, tủ chè, tủ chùa, tủ bày đồ, tủ tường, tủ sách, tủ rượu…). Giường thì có (giường quả bàng, giuờng triện, giường tứ quý, giường công chúa…) . Đặc biệt đối sản phẩm là đồ mỹ nghệ là tượng và tranh thì rất nhiều dòng : Từ dòng tranh lịch sử như : Lạc Long Quân –Âu Cơ, các Vua Hùng, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn…Cho đến phong cảnh đẹp của thiên nhiên  và các điển tích văn học văn hoá  như :  “ Phúc lộc thọ”,  “ Tứ linh tứ quý”, “ Cửu long tranh châu”, “ “ Bát tiên quá hải” ,  “ Vinh quy bái tổ”, “ Nhị thập tứ hiếu”, “Cầm kỳ thi hoạ”, “ Văn vương cầu hiền” “ Lã Vọng câu cá”, “ Canh tiều ngư độc” v.v…

Hiện sản phẩm của nghề mộc chạm khắc Phù Khê không những được khách hàng mọi miền  trong nước ưa chuộng, mà còn được xuất khẩu nhiều sang các nước ngoài như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ…

Nghề mộc chạm khắc Phù Khê  phát triển rực rỡ  như vậy là nhờ vào các thế hệ nguời dân  Phù Khê trân trọng bảo gìn giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống quý giá này. Hiện nay, hơn 80 % người dân xã Phù Khê làm nghề mộc chạm khắc và đem lại hiệu qủa kinh tế to lớn làm giầu cho quê hương đất nước.

...............................................................................................

Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Tinh hoa nghệ thuật gỗ cổ truyền

- Chuyên sản xuất và nhận đặt hàng đồ gỗ theo yêu cầu khách hàng.
- Cung cấp sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ số lượng lớn cho công ty, cửa hàng nội thất với giá rẻ.
- Thi công các công trình, thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
- Vận chuyển hàng toàn quốc, xuất hóa đơn VAT theo yêu cầu.

Đại diện: Anh Nguyễn Văn Đan         Di động: 09.373.567.97
Địa chỉ: Xóm Giữa - Nghĩa Lập - Phù Khê - Từ Sơn - Bắc Ninh
Email: dogomynghephukhe@gmail.com 
Yahoo: dogomynghephukhe
Skype: dogomynghephukhe
Website: www.dogomynghephukhe.com
Facebook: https://www.facebook.com/dogomynghephukhe

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
29-03-2014 22:27:27 0989799057

cháu rất thích bài đăng này

Trả lời

 
29-03-2014 22:25:33 0989799057

chú có thể đăng các hình ảnh,mẫu hàng quảng cáo.....như thế thì mọi người sẽ tìm hiểu được kĩ hơn

Trả lời